3 Kỹ Thuật Hoàn Thiện Bề Mặt Phổ Biến Ngành In Ấn

Các kỹ thuật hoàn thiện bề mặt sau in nhằm tạo điểm nhấn, giúp sản phẩm trông đẹp, ấn tượng hơn và có thêm các tính năng mới. Có nhiều kỹ thuật được sử dụng nhưng phổ biến nhất phải kể đến là: Dập chìm, dập nổi, ép kim, cán màng. Sau đây Minh Khôi sẽ giới thiệu đến các bạn các thông tin cơ bản của những kỹ thuật này.

1. Kỹ thuật in dập chìm

Dập chìm là kỹ thuật gia công tạo các vết lõm trên bề mặt vật liệu. Dập chìm ứng dụng trên các bề mặt vật liệu phẳng như giấy, nhựa, da… Sau khi dập các phần tử in sẽ thấp hơn bề mặt tạo nên hiệu ứng nổi bật, thu hút.

Kỹ thật dập chìm mới xuất hiện trong những năm gần đây, muôn hơn so với kỹ thuật dập nổi. Người ta sử dụng kỹ thuật này để làm nổi bật chữ, số điện thoại hay logo để tạo điểm nhấn ấn tượng.

Dập chìm thường sử dụng khi in card visit, thiệp mời, sổ tay bìa da, hộp cứng v.v. Các sản phẩm có nhiều tùy chọn về màu sắc, kích thước và kiểu dáng. Nhờ các máy in công nghệ hiện đại mà kỹ thuật dập chìm được thực hiện nhanh tróng với độ chính xác cao.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật dập chìm

✅ Tính thẩm mỹ cao: Các ấn phẩm qua gia công dập chìm luôn nổi bật hơn hẳn. Những thông tin quan trong gây sự chú ý ngay từ cái nhìn ban đầu.

✅ Có thể thực hiện nhanh tróng với số lượng lớn

Tuy nhiều ưu điểm nhưng kỹ thuật này vẫn còn điểm thiếu sót đó là giá thành chưa được tối ưu. Do phải đầu tư máy móc hiện đại, đắt tiền hơn dẫn tới giá thành phẩm cũng cao hơn in thông thường.

2. Kỹ thuật thúc nổi

Dập nổi hay thúc nổi, bế nổi có lẽ là một từ rất quen thuộc với người trong ngành in. Trái ngược với kỹ thuật dập chìm, dập nổi tạo ra các chi tiết cao hơn so với bề mặt in ban đầu. Dập nổi sử dụng 2 khuân âm dương nên thường có chi phí gia công cao hơn dập chìm. Sản phẩm sau khi dập nổi sẽ nổi bật hơn và tạo ấn tượng mạnh khi sử dụng.

Dập nổi thường được sử dụng khi:

Lưu ý: Khi thiết kế các ấn phẩm gia công thúc nổi cần tránh các thông tin quan trọng đè lên vị trí gia công.

3. Kỹ thuật in ép kim

Ép kim là kỹ thuật sử dụng các màu nhũ ánh kim để in lên các chi tiết sản phẩm. Kỹ thuật này sử dụng các khuôn làm từ kim loại như khuôn kẽm hoặc đồng.

Khuôn ép kim bằng kẽm
Khuôn kẽm dùng trong kỹ thuật ép kim

Ép kim được sử dụng khi cần nhấn mạnh các hình ảnh, logo, tên thương hiệu, thông tin liên hệ… Các khuôn in được gia nhiệt ép mạnh tờ giấy nhũ lên bề mặt sản phẩm. Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp lực nhũ được ép dán vào sản phẩm in những chỗ khuôn in lồi lên.

Do sử dụng lực ép mạnh nên để tránh bị hằn lên mặt sau giấy cần có định lượng lớn từ 250 gsm trở lên.

Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật ép kim phổ biến

Chúng ta thường sử dụng ép kim trên các sản phẩm như hộp giấy, túi giấy, danh thiếp, phong bì, thiệp cưới, thiệp mời… Các chi tiết cần làm nổi bật là logo, tên công ty, tên sản phẩm, địa chỉ liên hệ.

Trên đây là 3 kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay. Qua bài viết hi vọng các bạn có thêm thông tin để lựa chọn các phong cách riêng để tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm của mình. Nếu có nhu cầu in ấn, bạn có thể liên hệ Minh Khôi theo thông tin bên dưới:

About Trương Minh Đức

Trương Minh Đức - Chuyên gia in ấn, nâng tầm thương hiệu cho bạn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm dày dặn trong ngành in ấn, Trương Minh Đức - Quản lý Công ty in Minh Khôi - tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm in ấn chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng. Từ in sổ tay, sổ da sang trọng, in hộp giấy bắt mắt đến in sách, catalogue chuyên nghiệp

.
.
.
.